Đến Facebook cũng phải dùng CDN? Vậy CDN là gì?
Trước tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của mạng xã hội, số lượng người dùng ngày càng tăng cao, nhưng trong những năm gần đây, Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới, rất hiếm khi xảy ra vấn đề quá tải, một trong những nguyên do, là vì Facebook được hỗ trợ bởi công nghệ CDN. CDN là gì? Tại sao lại có sức mạnh ghê gớm như vậy?
1.CDN là gì?
Trong suốt khoản thời gian CDN ra đời, tình trạng nghẽn mạng, nghẽn server, loading liên tục gần như đã được giải quyết. CDN được hiểu là mạng phân phối nội dung toàn cầu, với các máy chủ được đặt tại nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Với mục đích có thể đáp ứng tốc độ truyền tải cho người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
2. CDN hoạt động như thế nào mà có thể giải quyết tình trạng nghẽn mạng?
Với khái niệm CDN là gì? bên trên, bạn có thể hình dung ra được CDN sẽ được phân tán thành nhiều PoP (có thể xem như 1 máy chủ), mỗi PoP sẽ có nhiều nút, và trong đó bao gồm nhiều máy chủ khác nhau (điều này còn tuỳ thuộc vào mỗi nhà cung cấp). Hệ thống CDN sẽ tự sao lưu dữ liệu từ máy chủ gốc xuống các PoP, cho nên khi một lượng lớn người dùng truy cập sẽ không phải chờ phản hồi từ máy chủ, mà sẽ nhận tin thông qua hệ thống CDN đó.
Đối với các website không dùng công nghệ CDN: khi người dùng truy cập vào, máy chủ gốc sẽ lần lượt phản hồi các yêu cầu đó nên tình trạng bị nghẽn mạng, trễ thông tin là thường xuyên có thể xảy ra, nhất là với các trang mạng có số lượng lớn người dùng.
3. CDN sẽ mang đến trải nghiệp vô cùng tuyệt vời
Tại sao rất nhiều ông lớn lẫn ông nhỏ trên thế giới cũng như tại Việt Nam buộc phải có CDN? CDN là gì? Câu hỏi mà một lần nữa sẽ làm bạn suy nghĩ rất nhiều, vậy rốt cuộc nó có thể giúp gì cho bạn?
- Giảm tải cho server
Với cơ chế tự sao lưu dữ liệu với thời gian tuỳ chỉnh, người dùng sẽ nhận được thông tin gần với CDN tại vị trí của mình nhất mà khôgn phải đợi để nhận từ máy chủ gốc
- Khả năng đáp ứng người dùng tăng
Ví dụ đối với mạng xã hội Facebook, với server gốc đặt tại Việt Nam nhưng sử dụng mạng phân phối nội dung toàn cầu, thì người dùng ở khắp nơi trên thế giới đều có thể truy cập.
- Chống tấn công DDOS
An ninh mạng luôn là vấn đề nóng hổi trong những năm gần đây, khi mà liên tục có hàng nghìn website trên thế giới bị tấn công mỗi ngày, một công nghệ tích hợp khả năng chống DDOS là lựa chọn vô cùng sáng suốt trong thời điểm này
- Tăng tốc độ tải trang
Như đã nói thông qua khái niệm CDN là gì và cách thức hoạt động của CDN, với việc máy chủ gốc không phải phản hồi hàng triệu yêu cầu từ người dùng mà thay vào dó sẽ là các PoP của CDN, nên tốc độ load web cũng theo đó mà tăng.
- Hỗ trợ SEO
CÙng với các yếu tố khác, tốc độ trang web hỗ trợ rất lớn trong việc đưa lên top của google, điều này cũng được chính google xác nhận
- Gia tăng niềm tin
Nội dung, hình ảnh của bạn có hay, và đẹp đến đâu nhưng tốc độ tải web lại chậm thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến một nhà cung cấp khác không làm lãng phí thời gian của họ.
- Hỗ trợ Video và live streaming mượt
Đối với các trang web chuyên về video, hỗ trợ livestream, thì yêu cầu tốc độ cũng phải cao hơn những trang báo điện tử thông thường, nếu như tvideo của trang cứ load liên tục thì không một ai đủ kiên nhẫn để nán lại trang web của bạn.
4. Bạn có cần dùng CDN?
Với sự phổ biến và những lợi ích tuyệt vời mà CDN mang lại, cỏ vẻ như ai ai cũng nghĩ mình cần phải có CDN, tuy nhiên, CDN chỉ thực thực sự phát huy hiệu quả với một số website doanh nghiệp như:
- Website có lượng lớn người truy cập
- Website thương mại điện tử, cần tốc độ load cao
- Website có cung cấp các video, live streaming
- Người dùng truy cập từ mọi nới trên thế giới
- Giảm thiểu băng thông và khả năng chịu tải của server
- ….
Qua bài viết này Cdnvietnam hy vọng có thể giúp bạn hiểu được những vấn đề cơ bản nhất của CDN, khái niệm CDN là gì? Khi nào nên dùng CDN? Và những lợi ích tuyệt vời từ CDN mang lại.
1 thought on “Đến Facebook cũng phải dùng CDN? Vậy CDN là gì?”
Comments are closed.