CDN HTTP-FLV tăng tốc Video Live Streaming cho truyền hình OTT

cdn http-flv

CDN HTTP-FLV | Công nghệ CDN của VNETWORK đã hỗ trợ HTTP-FLV và mang đến chất lượng dịch vụ Live Streaming tuyệt vời cho các tổ chức giải trí và truyền hình OTT hàng đầu hiện nay như: POPS WORLDWIDE, Truyền hình Vĩnh Long,…

Live Streaming được xem như một ngành công nghiệp của tương lai. Nó đã thu hút các tổ chức lớn như: Facebook, Youtube, Apple, Adobe… Tuy nhiên, trước đây khi phát trực tuyến (Live Streaming) với các chuẩn như: HLS, DASH… thì tốc độ tải video thường bị động, có nghĩa là máy khách (Client) phải gửi yêu cầu (Request) lên máy chủ (Server) để lấy nội dung, còn với chuẩn của HTTP-FLV thì server sẽ chủ động đẩy (Push) nội dung tới client. Điều này giúp tăng trải nghiệm tối đa cho người dùng cuối (End user) khi họ xem video trên Website hoặc ứng dụng của doanh nghiệp.

Sớm nắm bắt được tiềm năng này, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ CDN (Content Delivery Network) hàng đầu thế giới đã ứng dụng HTTP-FLV để làm hài lòng thị trường giải trí và truyền hình OTT.

Không bỏ lỡ xu hướng của thế giới, công nghệ CDN của VNETWORK cũng đã hỗ trợ HTTP-FLV nhằm mang đến chất lượng dịch vụ Live Streaming tuyệt vời cho các tổ chức giải trí và truyền hình OTT hàng đầu hiện nay như: POPS WORLDWIDE, Truyền hình Vĩnh Long,…

Đặc điểm nổi bật của công nghệ CDN VNCDN

Dịch vụ CDN với tên gọi VNCDN của VNETWORK được đánh giá là công nghệ CDN số #1 Việt Nam. Trong đó, VNCDN có khả năng đáp ứng đến 3 triệu lượt CCU (người xem cùng lúc với, băng thông trong nước hơn 3Tbps và hạ tầng Server CDN có ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những đặc điểm nổi bật của VNCDN có thể được kể đến như sau:

– Khả năng truyền tải video Live Streaming & VoD tốc độ cao (độ trễ cực thấp)

– Chống đánh cắp link token, bảo vệ nội dung số hiệu quả

– Sử dụng công nghệ CDN HTTP/3 mới nhất, hỗ trợ truyền tải dữ liệu nhanh chóng cho các trình duyệt web có ứng dụng công nghệ HTTP/3 mới hiện nay

– Sở hữu lượng băng thông CDN trong nước cực lớn (đến hơn 3Tbps)

– Mạng lưới Server CDN bao phủ ở khắp 32 quốc gia và vùng lãnh thổ

CDN VNCDN

Mạng lưới Server CDN của VNCDN có ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ

CDN VNCDN hỗ trợ HLS, RTMP và đặc biệt là HTTP-FLV

VNCDN mang đến các giải pháp về CDN, Transcoder, Cloud Storage và bảo mật nội dung số, giúp việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu của bạn dễ dàng hơn nhưng vẫn tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí

CDN Live Streaming

Quy trình xử lý Video được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1:

Hệ thống CDN Live Streaming của VNCDN sẽ tiếp nhận các Video đầu vào (có thể là VOD – Video on Demand hoặc Video Live Streaming).

Tiêu chuẩn Video đầu vào như sau:

– Input Codecs: H.264, AAC

– Input Protocols: RTMP, MPEG-TS IP

– Input Stream: Hỗ trợ tất cả các bitrate (khối lượng dữ liệu được truyền đi trong một khoảng thời gian) và độ phân giải

Giai đoạn 2:

Hệ thống CDN Live Streaming của VNCDN sẽ thực hiện chuyển mã (transcode) các Video đầu vào thành nhiều loại định dạng khác nhau, với các kích thước khác nhau. Lúc này, bộ transcoder sẽ thực hiện các chức năng như: Transcoding, Trans-site, Transrate.

Giai đoạn 3:

Hệ thống CDN Live Streaming của VNCDN hoàn thành chuyển mã Video sang các tiêu chuẩn như:

– Output Codecs: H.264, AAC

– Output Protocols: RTMP (Real-Time Messaging Protocol), HTTP-FLV, HLS (HTTP Live Streaming)

Các chuẩn định dạng Video đầu ra phù hợp với các thiết bị người dùng cuối như:

– Live, VOD hoặc HLS

– UHD (Ultra-high Definition)

– HD (High Definition)

– SD (Standard Definition)

Giai đoạn 4:

Công nghệ CDN của VNCDN được sử dụng để truyền tải các nội dung Video sau khi chúng đã được chuyển mã thành nhiều định dạng khác nhau phù hợp với thiết bị của người dùng cuối (end user). Tốc độ truyền tải nội dung được thực hiện gần như ngay lập tức, nhờ vào mạng lưới CDN PoPs của VNCDN trải rộng ở 32 quốc gia.

Để hiểu công nghệ CDN HTTP-FLV hỗ trợ truyền tải nội dung Video Live Streaming hiệu quả như thế nào, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về các giao thức sử dụng trong Live Streaming.

3 giao thức chính thường sử dụng cho Streaming

Mỗi giao thức có các điểm mạnh và điểm yếu khác nhau:

1. Giao thức RTMP (Real-Time Messaging Protocol):

RTMP là giao thức được phát triển bởi Adobe, sử dụng để truyền tải âm thanh và video với Adobe Flash Player. Nó giống như là việc cách đây khoảng 10 năm bạn ra hàng Internet, muốn xem video bạn phải cài thêm Adobe Flash Player cho trình duyệt IE chẳng hạn. Vì thời buổi đó các flash web đang rất thông dụng.

– Ưu điểm của RTMP là độ trễ rất thấp.

– Nhược điểm thì nó là Flash-based

Vì ngày nay Flash đã lỗi thời và càng ngày càng ít các thiết bị hỗ trợ nó. Ngoài ra còn việc truyền phát theo bit-rate cũng hạn chế và các thiết bị của Apple cũng không support RTMP.

Ngày nay các trình duyệt không cần phải cài Flash player nữa, html5 đã hỗ trợ việc phát video trực tiếp rồi.

Đặc điểm của giao thức RTMP:

– Cần máy chủ web chuyên dụng để cung cấp các khung hình của video mà người dùng hiện đang xem

– Yêu cầu máy chủ cụ thể (Wowza, nginx-rtmp) và giao thức (RTMP)

– Quá trình phát lại sẽ bị gián đoạn nếu tốc độ kết nối giảm xuống thấp hơn băng thông tối thiểu cần thiết cho video

– Cần loại phương tiện truyền phát trực tuyến như flv

2. HLS (HTTP Live Streaming)

HLS là viết tắt của HTTP Live Streaming, là một giao thức để streaming video trên toàn internet.

Được phát triển bởi Apple, ban đầu chỉ có iPhone là hỗ trợ giao thức này, nhưng ngày nay các thiết bị và phần mềm đều hỗ trợ nó và nó trở thành giao thức phổ biến nhất.

HLS là http-based, nó sử dụng web server để truyền tải nội dung. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải có hạ tầng chuyên dụng chỉ cần có web server hoặc sử dụng CDN là được. Ngoài ra vì HLS là http-based nên nó cũng sẽ ít có khả năng bị chặn bởi Firewall.

Với HLS, video sẽ được chia thành các segments nhỏ, là phương thức adaptive bitrate video tức là có thể chọn định dạng video phù hợp (480p, 720p…) để truyền tải qua Internet tùy vào tốc độ mạng của bạn.

Nhược điểm của nó là độ trễ cao. Ví dụ như khi nhiều người đang xem đá bóng ở kênh ABC nào đó, thấy bóng đã vào lưới. Nhưng ở một số kênh bóng đá XYZ khác thì lại chưa có tín hiệu gì của bóng vào lưới. Tất cả là do tốc độ truyền phát Live Streaming ở kênh bóng đá XYZ có độ trễ cao hơn so với kênh bóng đá ABC.

3. HTTP-FLV

HTTP-FLV là giao thức hỗ trợ phân phối luồng trực tiếp (delivery live stream) ở định dạng flv (video flash) bằng http. Đây là một phương pháp rất phổ biến hỗ trợ phát trực tuyến phương tiện (stream media) được sử dụng nhiều ở Trung Quốc vì nó có ưu điểm là độ trễ thấp với rtmp và dễ dàng phân phối do sử dụng http.

Đối với phía máy chủ, luồng rtmp (rtmp stream) được chuyển đổi thành flv vì rtmp gần như là phương pháp duy nhất được sử dụng để đẩy luồng (push stream) hiện nay. Đối với phía máy khách (client), phát flv stream cũng giống như phát video flv từ một máy chủ tĩnh. Tuy nhiên, cần có một đầu phát hỗ trợ flv.

Lợi ích của HTTP-FLV

– Có cùng độ trễ thấp như rtmp

– Không cần giao thức đặc biệt, dễ dàng hơn nhiều so với rtmp

– Chuẩn flv được hỗ trợ rộng rãi (ngoại trừ apple)

– Hỗ trợ chuyển hướng dns 302

– Ít có khả năng bị chặn bởi Firewall.

So với RTMP Streaming thì HTTP-FLV là một giao thức được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.

Tính năng, đặc điểm của HTTP-FLV

– Sử dụng http: không cần máy chủ hoặc giao thức đặc biệt, giống với tính năng tải xuống liên tục được trình bày ở trên

– Độ trễ thấp (tốt hơn rtmp)

– Flv rất dễ tạo khi đang phát

– Đặc điểm khác biệt của HTTP-FLV là có một kết nối dài với hậu tố của .flv.

CDN RTMP, CDN HLS, CDN HTTP-FLV

Sự khác biệt giữa 3 phương thức Live Streaming phổ biến nhất: RTMP, HLS, HTTP-FLV

Tương lai của HTTP-FLV

Flash/ flv có một số nhược điểm nên nó không được apple hỗ trợ ngay cả adobe cũng đã từ bỏ việc phát triển nó. Html5 thay thế flash và mp4 thay thế flv.

Nhưng ưu điểm lớn nhất của flv là nó có thể tìm kiếm được, có nghĩa là nó có thể bắt đầu phát từ bất kỳ vị trí nào trong tệp. Đó là lý do tại sao khi chúng ta sử dụng ffmpeg để đẩy luồng rtmp, chúng ta nên chỉ định định dạng là flv ( -f flv). Nói một cách dễ hiểu, flv vẫn là định dạng vùng chứa chính được sử dụng trong phát trực tiếp cho đến nay.

Nói chung, một trang web phát nội dung trực tiếp thường có xu hướng sử dụng nhiều phương pháp phát trực tuyến khác nhau trong các dòng khác nhau. Nguyên nhân là bởi vì không có phương pháp nào có thể phù hợp với tất cả các nền tảng và tất cả các ứng dụng.

Vì thế, nếu bạn muốn có 1 trang Web hoặc ứng dụng chuyên phục vụ cho dịch vụ Live Streaming, thì hãy tìm hiểu công nghệ CDN Live Streaming của VNETWORK hoặc đăng ký trải nghiệm thử dịch vụ CDN HTTP-FLV ngay hôm nay.