Những câu hỏi xoay quanh mạng phân phối nội dung CDN
Ở thời điểm cuối những năm 90 khi mà Internet bắt đầu phổ biến và hoạt động ngày càng mạnh mẽ hơn, số lượng các website cũng ngày càng gia tăng và lượng truy cập cũng tỉ lệ thuận với nó. Tuy nhiên, những website này vẫn chỉ được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu với đường dẫn nhỏ gây ra các kết nối kém hiệu quả.
Các chuyên gia mạng gọi hiện tượng này là “sự cố thắt cổ chai”, khi số lượng truy cập web rất lớn nhưng mất khá nhiều thời gian hoặc website không thể phản hồi được lượng yêu cầu này.
Đến khi dịch vụ CDN ra đời, đây được xem như giải pháp hỗ trợ đường truyền mạng tốt nhất, hiệu quả và tiết kiệm nhất dành cho doanh nghiệp có nhu cầu. Bài viết này sẽ tổng hợp những thắc mắc thường gặp của người dùng mạng về dịch vụ CDN.
1. Mạng phân phối nội dung CDN là gì
Mạng phân phối nội dung CDN là cách hiểu tổng quát nhất của Content Delivery Network, nó có nhiệm vụ đặt các tệp nội dung ở các vị trí khác nhau thông qua các máy chủ trung gian để người dùng trang web có thể nhận được bản sao tại vị trí gần nhất. Các máy chủ này được gọi là các PoPs (Points of Presence) kết nối với máy chủ gốc và sao chép nội dung tĩnh từ máy chủ gốc để thực hiện phản hồi yêu cầu cho người dùng.
Khi người dùng yêu cầu truy cập vào một trang web được tích hợp hệ thống CDN, Pop gần nhất với người dùng sẽ chịu trách nhiệm phản hồi họ, vì thế làm giảm thời gian phải nhận phản hồi từ máy chủ gốc cũng như tiết kiệm được băng thông máy chủ gốc.
2. Tại sao CDN trở nên phổ biến như vậy?
Một trong những lý do hàng đầu khiến CDN trở nên phổ là để phục vụ tối đa trải nghiệm của người dùng cuối, các khách hàng của doanh nghiệp sẽ không bỏ thời gian để chờ trang web của bạn tải đến 3s, thay vào đó họ sẽ tìm đến một nhà cung cấp các phục vụ họ một cách nhanh chóng hơn.
Lý do thứ 2 như mình có trình bày bên trên là để tiết kiệm băng thông được máy chủ gốc, giảm thiểu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và thuê quản trị viên.
Và một lý do quan trọng khác đó chính là việc Google đã chọn tốc độ tải trang sẽ trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu để xếp hạng website.
Và ở thời đại các thiết bị di động, máy tính bảng lên ngôi, dịch vụ CDN lại có thể hỗ trợ tốt trên mọi nền tảng thiết bị.
3.Trang web của bạn có cần CDN hay không?
Nếu bạn nghĩ rằng website chỉ hoạt động trong một quốc gia thì không cần dùng đến CDN, điều này có thể chưa chính xác.
Ví dụ: Khi máy chủ của website được đặt tại Hà Nội, và người dùng ở Hồ Chí Minh khi truy cập vào sẽ mất thời gian lâu hơn, đồng thời tình trạng nghẽn mạng, đứt cáp, sửa chữa, bảo trì lại diễn ra liên tục ở Việt Nam, vậy các khách hàng ở Hồ Chí Minh có thực sự kiên nhẫn để mua hàng ở website của bạn? Doanh thu của sẽ giảm bao nhiêu khi ngừoi dùng thoát khỏi website? (Theo tính toán của các chuyên gia, nếu website tải chậm 1s, doanh nghiệp sẽ bị giảm 1% doanh thu)
Thậm chí, nếu doanh nghiệp của bạn lại chuyên các hoạt động về media, livestreaming, VOD, thì CDN lại vô cùng cần thiết, không những số lượng người dùng truy cập lớn mà còn đòi hỏi hệ thống media phải hoạt động mượt mà, không gián đoạn không tắt nghẽn thì họ mới đủ kiên nhẫn gõ cửa và mang tiền đến cho doanh nghiệp của bạn.
- Làm thế nào để bạn thiết lập một CDN hỗ trợ cho website?
Các bước chính để thiết lập CDN là
- Đăng ký dịch vụ
- Biết những tập tin bạn đang sử dụng
- Bắt các tập tin của bạn vào các máy chủ CDN
- Quyết định cách đặt tên url của bạn (CNAME)
- Đảm bảo các trang web của bạn đang gọi đúng tệp
- Thử nghiệm
Hoặc bạn có thể liên hệ với VNETWORK để được tư vấn, giải đáp tận tình các thắc mắc.
Bất kể doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ như thế nào, không có gì đảm bảo rằng trang web doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu có thể thu hút khách hàng hơn là nội dung và tốc độ. Vấn đề hiệu suất và tính khả dụng của website nên được đặt lên hàng đầu, CDN chính là vũ khí lợi hại giúp bạn thực hiện điều này. Sẽ rất hữu ích cho bạn nếu ngay từ bây giờ, bạn quan tâm đến công nghệ này nhiều hơn, bắt đầu từ việc tìm hiểu về mạng phân phối nội dung CDN và những lưu ý lựa chọn dịch vụ, công dụng hoặc nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình trong tương lai.