Trải nghiệm nghe nhạc, xem phim, live stream mượt với CDN – CDN là gì?

Nghe nhạc, xem phim, live stream mượt mà với công nghệ CDN – CDN là gì?

Nghe nhạc, xem phim, live stream mượt mà với công nghệ CDN – CDN là gì?

Công nghệ trực tuyến ngày càng phát triển không ngừng đặc biệt với nhu cầu gia tăng của người dùng khi xem phim, nghe nhạc hay live stream, … đã không còn phải lo sợ trải nghiệm bị gián đoạn vì đã có hệ thống hỗ trợ đường truyền CDN. Hãy cùng tìm hiểu CDN là gì?

Nhu cầu giải trí gia tăng không chỉ dừng lại ở một bộ phận giới trẻ mà đã lan rộng ra nhiều đối tượng người dùng Internet khác nhau. Có thể thấy, lượng người truy cập Internet hằng ngày vào các website nghe nhạc, xem phim… là một còn số khổng lồ. Bên cạnh đó, live streaming cũng là hoạt động ngày càng phổ biến nhờ khả năng kết nối không giới hạn và giúp cho người dùng dễ dàng ứng dụng vào nhiều nhu cầu khác nhau như trò chuyện, khảo sát, kinh doanh… . Với sở thích và lối sống năng động của xã hội hiện đại, việc các hoạt động truy cập nhằm giải trí và kết nối này ngày càng len lỏi và trở thành một phần không thể thiếu đối với mọi người điều tất yếu, không chỉ phương tiện giải trí đơn thuần, các ứng dụng website này đã và đang trở thành phương tiện kết nối và kinh doanh trên toàn cầu.

Thế nhưng, sự phát triển Internet không ngừng này cũng đã gây ra một vào bất tiện cho người sử dụng, điển hình nhất là tốc độ đường truyền bị giảm sút đáng kể khi lượng truy cập gia tăng quá mức. Nhận thấy được điều này, công nghệ CDN đã ra đời để khắc phục tình trạng gián đoạn khi truy cập, hỗ trợ cho người dùng mạng có được những trải nghiệm tuyệt vời và mượt mà nhất. Vậy CDN là gì mà có được khả năng tuyệt vời này?

  1. CDN là gì?

Để giải thích cho khái niệm CDN là gì, người dùng có thể tìm hiểu thông qua cơ chể của hệ thống này như sau:

CDN là gì? CDN là viết tắt của cụm từ Content Delivery Network, là một mạng lưới phân phối nội dung tĩnh đã được lưu trữ tại các máy chủ trung gian cập nhật dữ liệu liên tục từ máy chủ gốc. Đây là cơ chế cơ bản nhất hình thành nên hệ thống CDN.

Công nghệ CDN
                                                              Công nghệ CDN là gì?

Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, cho đến CDN, có thể nói chưa có một hệ thống hỗ trợ đường truyền nào có thể thay thế được CDN trong lòng người dùng mạng.

Để hiểu rõ hơn CDN là gì, ta có thể mô tả cách thức hoạt động của hệ thống này như sau:

Công nghệ này hoạt động dựa trên một hệ thống các máy chủ trung gian được đặt ở nhiều nơi khác nhau và kết nối với máy chủ gốc nhằm lưu trữ dữ liệu được cập nhật từ máy chủ gốc. Thông qua đó, khi người dùng truy cập vào một website có sử dụng công nghệ hỗ trợ của CDN, ngay lập tức máy chủ tại nơi gần nhất với người dùng sẽ phản hồi trực tiếp thông tin cần truy xuất mà không cần thông qua máy chủ gốc, nhờ vậy, những bất cập gián đoạn do địa lý hay lượng truy cập quá tải ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền sẽ được giảm thiểu tối đa. Người dùng không cần phải lo ngại khi tham gia internet mà phải chờ đợi tại các khung giờ có lượng truy cập cao nữa.

  1. Cơ chế hỗ trợ truy cập xem phim, nghe nhạc hay livestream của CDN là gì?

Như đã được tìm hiểu về tính năng hỗ trợ người dùng mạng trong phần CDN là gì, cơ chế này cũng là nền tảng chính để giải thích tại sao CDN trở thành công cụ đắc lực cho các hoạt động như xem phim, nghe nhạc hay livestream… .

Nghe nhạc, xem phim, live stream mượt mà với công nghệ CDN – CDN là gì?
                    Nghe nhạc, xem phim, live stream mượt mà với công nghệ CDN – CDN là gì?

Với các hoạt động giải trí, khi lượng truy cập tăng cao trong một số khung giờ nhất định không tránh khỏi gián đoạn đường truyền, user khi này sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình nếu chất lượng hình ảnh hoặc âm thanh không hoàn hảo, thường bị ngắt quãng hay thiếu mượt mà. Còn đối với livestream cũng xảy ra tình trạng tương tự nếu lượng người tương tác quá cao, thời gian tương tác dài ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận trải nghiệm của người dùng.

CDN ra đời như một vị cứu tinh, máy chủ trung gian được đặt tại vị trí gần với người dùng chính là một lợi thế không hề nhỏ giúp tăng tốc độ đường truyền, tiết kiệm đáng kể thời gian phản hồi do giảm thiểu sức nặng truyền tải dữ liệu trên máy chủ gốc.

Thông qua tìm hiểu về cơ chế hoạt động của CDN là gì, người dùng có thể dễ dàng nhận biết được những lợi ích mà hệ thống CDN mang lại, CDN cũng ngày càng được tín nhiệm và không ngừng cải thiện dịch vụ để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.