Ddos không còn là nỗi sợ hãi nhờ có CDN – CDN là gì?
Ddos luôn là mối lo ngại với nhiều người vì nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu website của họ bị tấn công. Với sự ra đời của CDN, người dùng có thể ngăn chặn và chống lại các cuộc tấn công ddos. Vậy CDN là gì?
Ddos (Distributed Denial Of Service) là hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Hình thức tấn công này sử dụng lượng lớn traffic truy cập đến một hệ thống (như web, dịch vụ trực tuyến…) và khiến cả hệ thống mạng ngưng hoạt động bằng cách làm quá tải tài nguyên.
Các bạn có thể hình dung website của mình giống như một cửa hàng. Một ngày đẹp trời, có hàng tá người đến và chặn trước cửa ra vào, khi đó khách hàng của bạn sẽ không thể vào cửa hàng để mua sắm. Ddos cũng giống như vậy nhưng với quy mô lớn hơn rất nhiều, có thể lên đến hàng triệu traffic mỗi giây tấn công vào web của bạn. Tại Việt Nam, đã có không ít các website lớn hứng chịu hình thức tấn công này như các website dưới sự điều hành của VCCorp (điển hình là trang web kenh14 và aFamily, hàng loạt hệ thống báo điện tử Dân trí, Tuổi trẻ, Vietnamnet,…
Tấn công Ddos gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chỉ với vài giờ đồng hồ bị đánh sập, website có thể chịu tổn thất tới hàng tỷ đồng, kéo theo uy tín bị giảm sút. Chính vì thế, Ddos trở thành nỗi sợ hãi của các cá nhân, doanh nghiệp. Với CDN, tấn công Ddos không còn gây khó khăn cho hoạt động của server nữa. Vậy CDN là gì?
- Công nghệ CDN là gì mà có thể chống được Ddos?
CDN là gì đã được nhắc đến ở rất nhiều các bài viết trước với những tính năng nổi bật về tăng tốc website, giảm tải cho server, mở rộng băng thông,… Những tính năng đó có được là nhờ vào hệ thống máy chủ liên kết của CDN. Các máy chủ này có vùng phân bố rộng khắp thế giới. Chúng chủ yếu làm nhiệm vụ sao lưu dữ liệu từ web server gốc rồi phân phối tới người dùng khi có yêu cầu. Tuy nhiên, điểm nổi bật của hệ thống này là các thuật toán thông minh. Các thuật toán này cho phép hệ thống xác định và tính toán khoảng cách gần nhất giữa máy chủ và người dùng. Khi đó, nếu có yêu cầu thì máy chủ gần với người dùng nhất sẽ phân phối nội dung web thay cho web server gốc.
Tuy nhiên, không dừng lại ở các tính năng trên, CDN còn hỗ trợ mạnh mẽ, giúp bảo vệ server trước các cuộc tấn công ddos nguy hiểm từ hacker.
- CDN chống Ddos như thế nào?
CDN là gì đã được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây nhờ những lợi ích mà công nghệ này đem lại cho người sử dụng. Song, ít ai biết được rằng, CDN còn có khả năng chống Ddos cho server.
Có nhiều kiểu tấn công ddos nhưng thường gặp nhất có lẽ là hình thức tấn công bằng traffic. Tuy nhiên, hình thức này gần như vô hiệu nếu bạn sử dụng CDN. Bởi vì mỗi một lần người dùng truy cập thì hệ thống sẽ hiển thị một IP khác nhau. Điều này giúp hệ thống ẩn đi IP của server gốc trước sự săn lùng của các hacker. Và nếu như một IP của server nào đó bị tấn công thì vẫn còn hàng ngàn server khác hoạt động thay thế. Do đó, đảm bảo hệ thống của bạn luôn vận hành ổn định.
Một điểm đặc biệt nữa của CDN là khả năng lọc các request không hợp lệ. Với hình thức tấn công ddos bằng traffic, các hacker thường tấn công đồng loạt với hàng ngàn request từ cùng 1 địa chỉ IP. Khi đó, CDN sẽ lọc và chỉ cho phép 1 request duy nhất đi vào hệ thống, còn các request còn lại sẽ bị chặn, giúp loại bỏ lượng lớn traffic ảo gây quá tải server.
CDN là gì có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người nhờ những lợi ích mà công nghệ này đem lại như tăng tốc website, tối ưu hóa web, giảm tải server… Tuy nhiên, CDN còn có khả năng chống Ddos mạnh mẽ, giúp bảo vệ server trước các cuộc tấn công nguy hiểm từ hacker.