CDN là gì? Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần phải có?
Chúng ta thường nghe đến dịch vụ CDN để tối ưu và tăng tốc độ truy cập website của doanh nghiệp. Vậy CDN là gì? Khi nào website cần triển khai CDN?
Như vậy, có sự khác nhau nào của một website có sử dụng CDN và một website không sử dụng CDN
Không sử dụng CDN | Sử dụng CDN |
Người dùng truy cập thẳng đến website chứa nội dụng cần thiết | Người dùng truy cập đến PoP gần nhất chứa nội dung cần thiết |
- Một số hình thức sử dụng CDN
Pull HTTP/Static
Bạn sẽ khai báo tên miền cần sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Các PoP CDN sẽ truy cập tự động tới Website theo tên miền đó sau đó lưu lại bản sao toàn bộ nội dung bên trong website. Khi đó bạn có thể truy cập vào các nội dung trên website với đường dẫn CDN mà họ cung cấp hoặc có thể sử dụng một tên miền riêng cho CDN.
POST/PUSH/PUT/Storage CDN
Cách này ngược lại với Pull HTTP/Static. Thay vì các PoP CDN tự động thu thập nội dung thì bạn sẽ tải thẳng các nội dung cần phân phối bằng CDN lên máy chủ thông qua giao thức FTP hoặc HTTP (Hiện nay giao thức FTP được dùng phổ biến)Hình thức này bạn sẽ tiết kiệm được không gian lưu trữ máy chủ vì chỉ những nội dung cần phân phối được tải lênStreaming CDN
Streaming CDN giúp phân phối nội dung video live trực tuyến từ máy chủ, sau đó phân phối lại cho người dùng xem để tiết kiệm băng thông cho máy chủ Streaming gốc. Bạn cũng có thể chọn cách tải thẳng nội dung video streaming lên máy chủ CDN như Push CDNƯu điểm khi dùng CDN
Tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc
Khi dùng CDN máy chủ gốc chỉ xử lý request từ các PoP đến CDN. Sau đó các người dùng chỉ truy cập nội dụng từ CDN nên máy chủ gốc không tốn thêm băng thông. Khi nào bản lưu trên các CDN bị xóa lúc này các PoP CDN tiến hành lấy lại nội dung thì mới tốn thêm.Tăng tốc lượt truy cập
Vì các PoP CDN được phân bố khắp các châu lục, nên nó sẽ giúp website bạn truy xuất nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ gốc của website.Tương tự với các người dùng ở quốc gia khác. CDN của bạn ngày càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau thì càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.
Tiết kiệm dung lượng cho máy chủ gốc.
Khi bạn sử dụng Push CDN thì mọi thứ đã được upload lên thẳng máy chủ CDN nên tiết kiệm được không gian lưu trữ cho máy chủ gốc. Tất nhiên để an toàn, nội dung cũng nên được backup để phòng dịch vụ CDN có vấn đề.
Tiết kiệm chi phí
Một số trường hợp khi băng thông quá tải đối với host chứa website. Bạn sẽ có 2 lựa chọn. Một là mua thêm băng thông. Hai là triển khai CDN. Lúc nay bạn nên triển khai CDN vì hiện nay chi phí để triển khai CDN rẻ hơn mua thêm băng thông rất nhiều.Hạn chế của CDN là gì?
Mỗi công nghệ bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì luôn có những mặt hạn chế nhất đinh của nó, với CDN cũng vậy, cùng điểm qua những hạn chế của CDN:
Chi phí đầu tư: Mỗi sản phẩm, dịch vụ bất kì, giá thành luôn đi đôi với chất lượng, với CDN cũng vậy, một dịch vụ cực tốt thì giá thành của nó cũng không phải rẻ, tuy nhiên nếu xét ở góc độ lâu dài thì việc bỏ ra chi phí ban đầu để đầu tư là hoàn toàn hợp lý.
Tìm nhà cung cấp: Ở Việt Nam hiện tại, chưa nhiều nhà cung cấp CDN chất lượng, cũng như các pop không trải dài các nơi trên thế giới.
Khi nào nên dùng CDN?
CDN có rất nhiều ưu điểm khi sử dụng nhưng không phải website nào cần đến CDN mà CDN chỉ thực sự hữu ích khi:
* Máy chủ gốc của website đặt xa người dùng
* Lượng truy cập lớn quá tải băng thông đối với host chứa website.
* Người dùng ở nhiều quốc gia khác nhau
* Website sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOverKhi nào chưa cần thiết khi dùng CDN?
Trong nhiều trường hợp bạn không cần sử dụng CDN vì nó không giúp website bạn nhanh hơn mà còn chậm hơn như
* Máy chủ bạn của website đặt gần người dùng. Ví dụ: Máy chủ website bạn ở VN người dùng đa số ở VN, nhưng bạn lại sử dụng CDN không có PoP ở VN, lúc này người dùng sẽ phải truy cập ở các PoP xa hơn máy chủ gốc. Dĩ nhiên tốc độ sẽ chậm hơn rất nhiều.
Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN
Khi chọn một dịch vụ CDN tốt và phù hợp để sự dụng lâu dài thì lưu ý đến 2 điều.
Thứ nhất là hệ thông PoP ở quốc gia mà bạn có nhiều người dùng nhất. Ví dụ nếu bạn chọn CDN cho website Việt Nam thì nên chọn các dịch vụ CDN có PoP tại Việt Nam như VNCDNThứ hai là giá cả và hình thức thanh toán. Các nhà cung cấp CDN hiện nay thường hỗ trợ hai hình thức thanh toán là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu hoặc trọn gói. Nếu website của bạn không tốn nhiều băng thông thì nên chọn hình thức dùng bấy nhiêu trả bấy nhiêu để tiết kiệm vì mua theo khói có khi bạn sử dụng không hết.
Với những thông tin bên trên, cdnvietnam hy vọng có thể mang đến cho bạn một số kiến thức hữu ích nhất cho bạn về công nghệ CDN.