CDN quan trọng như thế nào trong Live Streaming?
Không ít đơn vị truyền thông, tổ chức sự kiện, nhà sản xuất media, đơn vị cung cấp video trên nền tảng trực tuyến truyền hình OTT và các doanh nghiệp đang sử dụng công cụ CDN như một phần thiết yếu cho hoạt động truyền tải nội dung trên chính website của họ, và càng không thể thiếu trong việc Live Streaming. Vậy rốt cuộc CDN quan trọng như thế nào trong live streaming? Hãy cùng VNETWORK tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Live Streaming là gì?
Live Streaming là phương tiện phát trực tuyến được ghi lại và phát sóng đồng thời trong thời gian thực. Hay nói một cách khác dễ hiểu, đó là việc phát video trực tiếp cho khán giả xem qua Internet tại thời điểm đang diễn ra.
Ví dụ: Bạn xem một trận bóng đá phát trực tiếp bởi các kênh truyền hình hay cuộc thi Miss Universe, các sự kiện, hội thảo phát trực tiếp của đại biểu quốc hội cũng là một dạng của live streaming.
Tuy nhiên việc phát trực tiếp là một quá trình tiêu tốn rất nhiều băng thông. Vì hầu hết các tệp video này phải đáp ứng tới người xem trong một khoảng thời gian dài, chúng có dung lượng khá lớn và có thể gây quá tải cho các thiết bị có kết nối internet chậm.
Ngoài tốc độ, các vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng phát live stream như hạ tầng của hệ thống có đủ lớn để đáp ứng lượng lớn người xem. Nếu không sử dụng CDN, mỗi website hay hệ thống hosting thông thường sẽ chỉ cho phép lượng người dùng nhất định. Nếu lượng người truy cập vượt mức cho phép sẽ gây hiện tượng gián đoạn khi xem livestream, chập chờn đôi khi là sập web hoặc kênh do quá tải.
Chất lượng truyền phát không tốt trong quá trình livestream làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người xem, điều này vốn dĩ là điều mà cả người tổ chức livestream và người xem không hề mong muốn. Những điều này sẽ gây bất lợi hoặc những thiệt hại lớn cho những nhà sản xuất. Vì vậy, một giải pháp truyền tải như CDN sẽ giúp việc phát trực tiếp diễn ra mượt mà, cho phép khán giả xem nội dung của bạn trong điều kiện tốt nhất có thể.
2. CDN là gì?
CDN là viết tắt của Content Delivery Network, là mạng lưới phân phối nội dung gồm có nhiều máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu ở các khu vực địa lý khác nhau, các máy chủ này cùng nhau phân phối truyền tải nội dung Internet tới người dùng một cách nhanh nhất.
Ngày nay, công nghệ này đóng vai trò lớn trong truyền tải nội dung internet đến người dùng, các nội dung đó có thể là: văn bản, hình ảnh hoặc các file media. Hệ thống mạng lưới có bộ định tuyến thông minh, giúp hệ thống nhận diện máy chủ gần nhất để phân phối nội dung đến người dùng cuối hiệu quả. Vì thế, việc tích hợp CDN vào website hoặc web app sẽ giúp tăng trải nghiệm cho người xem được tốt nhất.
3. Tại sao cần sử dụng CDN cho Live Streaming?
Thứ nhất: Đáp ứng tốt chất lượng truyền tải video, sẵn sàng đáp ứng lượng lớn người xem trực tiếp cùng lúc. Vì CDN là một hệ thống có khả năng chịu tải cao ngay cả khi có nhiều request, chúng có thể được phân phối trên hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng triệu máy chủ, không gây gián đoạn trong luồng phát trực tiếp của bạn.
Thứ hai: Nếu không sử dụng CDN, khi có lượng truy cập lớn máy chủ của bạn có khả năng bị quá tải, do lúc này chỉ duy nhất có một máy chủ đáp ứng tất cả các yêu cầu truy cập của người dùng. CDN là hệ thống có nhiều máy chủ khác, nên sẽ giúp giảm tải cho máy chủ gốc và tránh tình trạng quá tải xảy ra.
Thứ ba: Sử dụng CDN giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người xem livestream, cho phép người xem video ở chất lượng âm thanh và độ phân giải video tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp tăng tốc truyền tải ở nhiều khu vực khác nhau với độ trễ thấp nhất.
Thứ tư: Tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất, khi bạn phải tự xây dựng hệ thống server thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng CDN, đồng thời mạng lưới hệ thống của CDN mang lại hiệu suất cao hơn do sự kết hợp giữa nhiều nhà mạng lớn hơn và hạ tầng cũng mạnh hơn.
4. Một số yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng CDN cho Live Streaming
- Số lượng server của hệ thống: Một đơn vị cung cấp CDN tốt để phát trực tiếp phải có một số lượng lớn máy chủ. Số lượng server ít cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất truyền tải.
- Địa điểm đặt các server: Các POPs của hệ thống Content Delivery Network nên đặt tại các trung tâm dữ liệu hoặc khu vực gần với khách hàng mà bạn muốn tiếp cận.
- Tính năng nổi bật của hệ thống cùng với sự uy tín của nhà cung cấp trên thị trường.
- Giải pháp khác của hệ thống có đồng thời cung cấp các dịch vụ đi kèm liên quan như: Transcoding (mã hoá và chuyển đổi tập tin media thành nhiều dạng và độ phân giải khác nhau), DRM (bảo mật bản quyền kỹ thuật số), Cloud Storage,… thay vì sử dụng riêng lẻ các dịch vụ này, bạn nên tích hợp sử dụng trên cùng một hệ thống để dễ dàng quản lý cũng như tiết kiệm chi phí.
- Giá cả: Bạn có thể cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với kinh phí của mình với các nhà cung cấp có giá hợp lý.
Kết: CDN thực sự rất cần thiết cho các live streaming đối với các tổ chức có lượng lớn người truy cập, giúp tiết kiệm chi phí cũng như tốc độ truyền tải hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ bạn cũng cần xem xét một số yếu tố như trên để có một lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng có thể tìm hiểu VNCDN, hiện đang là nhà trong những nhà cung cấp CDN lớn nhất hàng đầu Châu Á, với trải nghiệm 7 ngày dùng thử để bạn đánh giá chất lượng dịch vụ. Bạn có thể đăng ký tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.