2 sự cố CDN lớn nhất thu hút sự quan tâm của cả thế giới

sự cố mạng CDN

Vừa qua thế giới đã chứng kiến hai sự cố sập mạng trên diện rộng, hàng loạt các website đã ngừng hoạt động, nguyên nhân từ sự cố hệ thống của hai nhà cung cấp CDN lớn trên thế giới là Akamai và Fastly. Cùng điểm lại 2 sự việc trên và tìm hiểu bài học rút ra là gì?

Hàng loạt web bị “sập” do sự cố từ nhà cung cấp CDN

Sự cố gần đây nhất là vào ngày 17/6 vừa qua, nhiều website hãng hàng không lớn của Mỹ và hàng loạt website của tổ chức tài chính ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán đã đồng loạt ngừng hoạt động. Vụ việc xảy ra do Akamai – một trong những nhà cung cấp CDN lớn nhất toàn cầu, đã gặp sự cố mạng trong hệ thống CDN của họ. Và chính những trang web trên đang sử dụng CDN của Akamai. 

Sự việc này gây hậu quả nghiêm trọng với các tổ chức đặc biệt là đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, giao dịch chứng khoán. Một số trang web ngân hàng bị ảnh hưởng phải kể đến như Westpac, Commonwealth, ANZ, St George. Hãng hàng không Virgin Australia và 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là American, Southwest, United, Delta và hàng trăm các website doanh nghiệp khác trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng.

sự cố CDN akamai

Một trong số nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng bởi sự cố của hệ thống Akamai

Trước đó cách vài ngày không lâu, hàng loạt các website quốc tế như Amazon, Reddit, BBC, New York times, Guardian, Financial Times, CNN, Twitch,… cũng bị “sập”. Cụ thể, tất cả người dùng vào những trang web này đều hiện lỗi ‘503’ – trình duyệt không thể truy cập máy chủ web. Nguyên nhân là do Fastly (một nhà cung cấp CDN của Mỹ) gặp sự cố mạng, làm ảnh hưởng trực tiếp các website trên do đang sử dụng CDN của hệ thống này. 

 CDN Fastly gặp sự cố

Một trang web chính phủ của Anh cũng gặp tình trạng ngưng hoạt động

Vậy CDN là gì mà có ảnh hưởng lớn như thế?

CDN là gì?

CDN (Content Delivery Network) là mạng phân phối nội dung gồm nhiều máy chủ  được đặt tại các vị trí địa lý khác nhau, trên phạm vi toàn cầu. Các máy chủ này chứa bản sao nội dung của website, khi truy cập vào website thì thay vì tải nội dung từ máy chủ gốc (có thể xa với người dùng), bất kỳ máy chủ nào trong hệ thống CDN gần với người dùng nhất, sẽ xử lý yêu cầu truy cập đó với tốc độ nhanh nhất. Vì thế, người dùng truy cập trang web nhanh hơn, mượt hơn. Bên cạnh đó, CDN còn giúp website được bảo mật tốt hơn, xử lý lượng lớn người dùng truy cập cùng lúc, tránh tình trạng tắc nghẽn hoặc ngừng hoạt động của website, tiết kiệm băng thông và giảm tải “công việc” cho máy chủ gốc.

Tầm quan trọng của CDN

CDN từ lâu đã len lỏi và đóng vai trò rất quan trọng thời đại Internet ngày nay, nhất là khi việc sử dụng và cập nhật các thông tin trực tuyến đã trở nên không thể thiếu đối với con người.

Phần lớn các nội dung website đều thông qua CDN, sau đó truyền tải đến người dùng. CDN được xem là “đơn vị vận chuyển thông tin hiệu quả nhất”, do đó mức độ phổ biến và số lượng website sử dụng CDN là cực kì lớn. Bao gồm có những cái tên nổi bật như: Facebook, Google, Amazon, Alibaba và hàng trăm nghìn đơn vị báo đài, truyền thông, doanh nghiệp, hàng không, ngân hàng,… đã và đang sử dụng CDN như một phần không thể thiếu cho website và ứng dụng của họ.

Do đó, khi hệ thống CDN có sự cố thì cũng sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đối với các website, vì CDN đang giữ chức năng quan trọng là truyền tải nội dung đến người dùng.

Sử dụng CDN như thế nào để tránh tình trạng trên?

Từ hai vụ việc trên, các doanh nghiệp nên có phương án dự phòng cho những sự cố trên. Việc ngừng sử dụng CDN là điều không khuyến khích, vì thực chất CDN rất quan trọng cho hiệu suất truyền tải đặc biệt là những website lớn. Nếu không có CDN, hiệu suất truyền tải rất thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng, tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tính hiệu quả của tổ chức.

Để đảm bảo hệ thống an toàn hơn, bạn không nên tập trung vào một đơn vị cung cấp CDN duy nhất. Cần tích hợp và sử dụng nhiều đơn vị cung cấp CDN ở các quốc gia khác nhau cho từng khu vực, nơi có người dùng bạn muốn tiếp cận. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu suất cao nhất cũng như là phương án dự phòng trong tình huống trên.

Ví dụ bạn có thể sử dụng nhà cung cấp CDN như Clouflare hoặc Akamai cho người dùng ở Mỹ và sử dụng VNCDN (đơn vị cung cấp CDN hàng đầu Châu Á) cho người dùng ở Việt Nam. Mỗi hệ thống sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau từ đó có thể hỗ trợ nhau, mang hiệu suất tốt nhất cũng như an toàn hơn cho website của bạn. Nếu bạn sử dụng từ hai hệ thống CDN trở lên, thì khi một hệ thống gặp sự cố, website của bạn vẫn đảm bảo trong trạng thái an toàn, vẫn hoạt động bình thường vì đã có hệ thống CDN khác hỗ trợ.

Tuy nhiên, nếu tích hợp nhiều nhà cung cấp CDN bạn có thể gặp khó khăn trong việc quản lý, nhưng bạn có thể tích hợp các CDN này trên một nền tảng như VNIS để quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Nền tảng này cho phép bạn quản lý việc sử dụng CDN từ nhiều nhà cung cấp cùng lúc như: Cloudflare, Akamai, VNCDN, Fastly,…

Những sự cố mạng này rất ít khi xảy ra, nhưng chúng ta cũng nên cảnh giác và chuẩn bị phương án dự phòng để tránh bị ảnh hưởng hoặc giảm thiệt hại nếu xảy ra sự cố.