Các câu hỏi thường gặp về công nghệ CDN là gì?

Các câu hỏi thường gặp về công nghệ CDN là gì?

Các câu hỏi thường gặp về công nghệ CDN là gì?

CDN không còn xa lạ với người dùng mạng thế giới nhờ những tính năng vượt trội của nó. Sau các bài viết về CDN là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua các câu hỏi thường gặp về CDN.

CDN là gì? Câu hỏi này có lẽ đã quá quen thuộc với người dùng mạng, đặc biệt là những cá nhân đang tìm kiếm một giải pháp tăng tốc website và giảm tải cho server. CDN (viết tắt của thuật ngữ “Content Delivery Network”) là một hệ thống các máy chủ đặt ở khắp nơi trên thế giới. Các máy chủ này có chức năng lưu trữ và phân phát các bản sao dữ liệu tĩnh từ máy chủ gốc đến máy tính người dùng từ máy chủ gần với vị trí của người dùng nhất. Cơ chế này có được là dựa vào các thuật toán thông minh tính toán khoảng cách cũng như thời gian tối ưu nhất để phản hồi thông tin.

Nếu như trước đây, người dùng thường xuyên gặp tình trạng nghẽn mạng do chỉ có một server chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ request từ người dùng. Thì giờ đây, nhờ có CDN, các tình trạng trên đều sẽ được khắc phục một cách tối ưu nhất, đem đến tốc độ load nhanh cho người dùng dù họ ở bất kì đây trên thế giới.

Để hiểu rõ hơn về CDN là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua các câu hỏi mà người dùng thường thắc mắc về công nghệ ưu việt này:

  1. Vấn đề cốt lõi được ưu tiên giải quyết của CDN là gì?

Khi đọc các bài viết về CDN là gì, chúng ta đều biết rằng CDN là một giải pháp tăng tốc website, giảm tải server. Tuy nhiên, không giống như các giải pháp tối ưu dung lượng dữ liệu nhằm giảm băng thông xử lý cho server, CDN hướng đến giải quyết yếu tố khác – đó là Latency. Latency có thể hiểu là thời gian để một server nhận request, xử lý và phản hồi nội dung tới máy tính người dùng.

CDN là gì?
                                                                          CDN là gì?

Hệ thống CDN được tạo ra nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và server đồng thời giảm thời gian nhận request và thời gian phản hồi nội dung. Giúp tăng tốc website một cách tối ưu nhất.

  1. Khi nào nên sử dụng CDN?

Nếu website của bạn có lượng người dùng truy cập lớn, có dung lượng dữ liệu lớn hay muốn mở rộng phạm vi kết nối ra ngoài nước thì CDN sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn an tâm vận hành website hiệu quả.

Tuy nhiên, CDN không phải đều hữu ích với tất cả các trường hợp. Nếu bạn chỉ dùng hosting cho các website nhỏ, có lượng truy cập ít và người dùng chủ yếu là local user thôi thì CDN không giúp ích được cho bạn mà có thể còn khiến bạn tốn kém chi phí hơn.

  1. Các đối tượng cần sử dụng CDN là gì?

– Đối với các website có lượng truy cập lớn, chứa nhiều nội dung tĩnh như các website phân phối nội dung, website thương mại điện tử thì nên sử dụng CDN để tăng tốc độ truy cập và tiết kiệm chi phí hơn.

Các câu hỏi thường gặp về công nghệ CDN là gì?
                   Các câu hỏi thường gặp về công nghệ CDN là gì?

– CDN cũng cần thiết cho các website muốn mở rộng phạm vi tương tác với người dùng tại các khu vực khác trên Thế giới; Các đài truyền hình, đơn vị muốn phát triển kênh truyền hình trực tuyến riêng thông qua mạng Internet trên trang web các đơn vị đó để phân phối nội dung hoặc để phục vụ mục đích quảng bá, kinh doanh giải trí…

– Các công ty phát hành game trực tuyến sử dụng CDN sẽ giảm tải cho các server khi vận hành, hạn chế được tình trạng lag, rớt mạng, nhờ đó làm tăng trải nghiệm cho người chơi game.

  1. Sử dụng CDN có thật sự đảm bảo độ ổn định 100%?

Câu trả lời là có. Cơ sở cho câu trả lời này chính là khả năng thay thế lẫn nhau của mạng lưới máy chủ toàn cầu của CDN. Đây được xem là điểm đặc biệt chỉ có ở công nghệ này.

Khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố, thì các máy chủ khác sẽ thay thế và chịu trách nhiệm xử lý các request từ người dùng. Do đó, đường truyền luôn được đảm bảo ổn định 100% dù có bất kỳ sự cố nào xảy ra.

CDN là gì không còn là câu hỏi xa lạ với người dùng thế giới. Công nghệ này được xem là giải pháp tăng tốc website, giảm tải server tối ưu nhất hiện nay. Thông qua các câu hỏi về CDN, hi vọng các bạn có thể củng cố thêm các hiểu biết của mình về công nghệ tiên tiến này.