Giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ web đến SEO nhờ CDN – CDN là gì?

Giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ load web đến SEO nhờ CDN – CDN là gì?

Giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ load web đến SEO nhờ CDN – CDN là gì?

Tốc độ load web có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất hoạt động của website. Với CDN, việc tăng tốc website, giảm thiểu ảnh hưởng gây ra do website load chậm không còn khó khăn nữa. Vậy CDN là gì?

Đối với quá trình SEO website nhằm đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay, thì ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá xếp hạng điển hình như nội dung, tiêu đề, mô tả, domain, page rank, số lượng và chất lượng backlink… thì tốc độ load website có tầm quan trọng không hề nhỏ nhưng ít được các nhà quản trị website quan tâm và tìm hướng cải thiện.

Thời gian gần đây, các công  cụ tìm kiếm thông minh như Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc,… đã cập nhật những thuật toán mới liên quan đến các yếu tố xếp hạng kết quả tìm kiếm sao cho tốt nhất, phù hợp nhất cho người tìm kiếm. Và tốc độ website được các công cụ này đưa vào thuật toán nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng. Theo Google, các thuật toán mới hiện nay ưu tiên các website có tốc độ load nhanh hơn. Do đó, website của bạn load càng nhanh thì càng có nhiều khả năng được index và có được thứ hạng cao.

Tuy nhiên, việc tăng tốc website không phải là dễ dàng khi nhiều giải pháp hiện nay chưa thật sự hiệu quả và còn tốn kém nhiều chi phí. Nhưng, với sự ra đời của công nghệ CDN, vấn đề cải thiện hiệu suất trang web, hỗ trợ cho SEO không còn khó khăn như trước nữa. Vậy CDN là gì?

  1. Nguyên nhân ra đời và cơ chế hoạt động của CDN là gì?

Lý do mà các nhà phát triển công nghệ tạo ra CDN là gì chính là nhằm giải quyết tình trạng quá tải và tắt nghẽn giữa server và client cho các dữ liệu thông tin trên website của các doanh nghiệp hiện nay. Việc lượng người truy cập ngày càng gia tăng đã tạo ra cho hệ thống server nhiều thách thức. Điều này cũng gây ra nhiều bất lợi cho người dùng mạng khi việc truy cập website thường xuyên bị chậm hoặc không thể kết nối. Chính vì thế, công nghệ CDN ra đời. Vậy cơ chế hoạt động của CDN là gì?

Công nghệ CDN
                                                                   Công nghệ CDN

Cơ chế hoạt động của công nghệ CDN đó là phân tán dữ liệu (video, hình ảnh, Javascript, CSS…) được lưu trữ trên rất nhiều máy chủ được đặt tại các vị trí địa lý khác nhau trên toàn thế giới. Nhờ các thuật toán tối ưu khoảng cách và thời gian,  các dữ liệu này sẽ được cung cấp cho người dùng một cách nhanh nhất ở các máy chủ có vị trí địa lý gần nhất với người dùng đó. Điều này giúp giảm tải cho máy chủ gốc và tiết kiệm băng thông đáng kể.

  1. Những tính năng giúp giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ load web đến SEO của CDN là gì?

Trong một số cuộc nghiên cứu, người ta nhận ra rằng các website càng cồng kềnh và tốc độ load càng chậm thì thứ hạng càng bị ảnh hưởng, cho dù thông tin trên web hữu ích thế nào cho người dùng. Vì theo Google, tốc độ load website ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của người dùng.

Giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ load web đến SEO nhờ CDN – CDN là gì?
                Giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ load web đến SEO nhờ CDN – CDN là gì?

Ngoại trừ việc tối ưu dữ liệu trên website, một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay để tăng tốc độ load web đó chính là sử dụng công nghệ CDN. Công nghệ này mang lại cho người sử dụng nhiều tính năng ưu việt mà chi phí lại rất phải chăng:

– Giảm tải cho server gốc: nhờ hệ thống hàng ngàn máy chủ trên khắp thế giới, CDN giúp phân tải các lưu lượng truy cập theo từng vùng địa lý. Do đó server gốc không còn phải xử lý hết tất cả request từ người dùng.

– Tăng tốc website: server được giảm tải giúp quá trình xử lý được nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc phân phối nội dung theo vùng địa lý còn giúp rút ngắn thời gian phản hồi từ máy chủ, làm tăng tốc độ load nội dung web từ 15 – 20% so với thông thường

CDN là gì giờ đây đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản trị website nhờ khả năng tăng hiệu suất website lên đến 30% mà không cần triển khai các hạ tầng phức tạp khác. Điều này không chỉ hỗ trợ đắc lực cho SEO mà còn giúp tăng trải nghiệm tốt cho người dùng.