Đối tượng sử dụng của hệ thống CDN – CDN là gì?

Đối tượng sử dụng của hệ thống CDN – CDN là gì?

Người dùng mạng có lẽ cũng đã dần quen với khái niệm CDN là gì, một hệ thống giúp tăng tốc website hiệu quả. Thế nhưng, các nhà phát triển dịch vụ CDN chủ yếu hướng tới đối tượng sử dụng nào và tại sao? Điều này không phải ai cũng biết? Để xem xét về vấn đề này, trước hết hãy tìm hiểu CDN là gì nhé .

Thuật ngữ CDN bắt đầu xuất hiện và dần được biết tới trong khoảng 15 năm trở lại đây. Hòa cùng với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện tại, các hệ thống website trực tuyến ngày càng mở rộng, CDN càng được nhiều người dùng mạng quan tâm hơn nữa nhờ những tính năng vượt trội khó có hệ thống nào thay thế được. Nếu bạn là một user chính hiệu, thường xuyên sử dụng mạng xã hội, truy cập vào các website có độ tương tác cao, chứa nhiều dữ liệu thông tin về VOD, hoạt động Live streaming … thì sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa các website có và không có sự hỗ trợ của hệ thống CDN. Vậy CDN là gì và làm sao biết rằng website nào cần dùng đến dịch vụ này? Sử dụng CDN như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

  1. Khái niệm của công nghệ CDN là gì?

                                                                            CDN là gì?

CDN là gì? CDN là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Content Delivery Network, thuật ngữ này được tạm dịch là mạng lưới phân phối nội dung. Hệ thống này bao gồm một mạng lưới các máy chủ trung gian (được gọi là các Pop: Points of Presence) được kết nối với máy chủ gốc. Các máy chủ này làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website bao gồm các thành phần cơ bản của một website như hình ảnh, CSS, Javascript, Video clip, Real-time media streaming, File download… . Các PoP này được đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau, tiếp nhận yêu cầu truy cập từ user gần nhất, xử lý thông tin và truyền tải nội dung website đến người dùng cuối cùng mà không cần phải thông qua máy chủ gốc một lần nữa. Cơ chế này đã tạo nên một công nghệ giúp ích rất nhiều cho người dùng mạng vì giảm tải áp lực lên máy chủ gốc, nhờ đó mà tốc độ truy cập website được cải thiện đáng kể.

  1. CDN cải thiện website như thế nào?

Như đã được biết trong phần khái niệm CDN là gì, hoạt động của hệ thống giúp cho website cải thiện tốc độ phản hồi yêu cầu truy cập của người dùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, CDN còn mang đến cho website những tiện ích khác như:

  • CDN giúp giảm tải áp lực lưu trữ lên máy chủ nhờ việc máy chủ gốc chỉ tương tác và truyền thông tin cho hệ thống các PoPs, các PoPs tự động xử lý và phản hồi cho người dùng cuối cùng.
  • CDN tiết kiệm chi phí, chi phí được nhắc đến ở đây là chi phí băng thông. Gía thành trên một GB băng thông trong dịch vụ CDN trung bình rẻ hơn 17 lần so với việc nâng cấp băng thông từ các nhà cung cấp host.
  • Cách thức sử dụng đơn giản, quy trình nhanh chóng và không phải mất thêm chi phí để nâng cấp hạ tầng website của bạn.
  1. Website nào thì cần sử dụng CDN?

    CDN là gì mà có thể giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh
                                         CDN là gì mà có thể giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh

CDN đặc biệt sử dụng hiệu quả khi website rơi vào các trường hợp như sau:

  • Máy chủ của website nằm ở nơi cách xa vị trí của người dùng. CDN sẽ giúp rút ngắn khoảng cách địa lý này, giúp website hoạt động hiệu quả hơn.
  • Lượng truy cập trung bình tốn nhiều băng thông và CDN sẽ là phương pháp tiết kiệm chi phí băng thông tốt nhất.
  • Website phản hồi lượng truy cập lớn từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu.
  • Khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Nắm bắt được những vấn đề cơ bản nêu trên về CDN là gì và cách thức hoạt động của hệ thống này, mong rằng người dùng mạng sẽ có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về một công nghệ được áp dụng ngày càng nhiều trong thời đại hiện nay, mang lại những đóng góp to lớn cải thiện rõ rệt hiệu suất hoạt động của các website.