Amazon, Microsoft, Google chạy đua xây dựng hệ thống CDN. Vậy CDN là gì?

Amazon, Microsoft, Google chạy đua xây dựng hệ thống CDN. Vậy CDN là gì?

Amazon, Microsoft, Google chạy đua xây dựng hệ thống CDN. Vậy CDN là gì?

Không phải tự nhiên mà nhiều công ty lớn như Amazon, Microsoft, Google đổ tiền vào xây dựng hệ thống CDN. Với những tính năng nổi bật hỗ trợ website, CDN sẽ là nguồi thu lợi khổng lồ cho các nhà cung cấp. Vậy CDN là gì?

  1. CDN là gì?

Công nghệ CDN được tạo ra giữa bối cảnh khả năng kết nối giữa client và server bị nghẽn, gây ra tình trạng “thắt cổ chai”. Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ truy cập của người dùng. Chính vì thế công nghệ CDN được ra đời để giải quyết tình trạng trên.
CDN là một hệ thống gồm nhiều máy chủ chuyên cung cấp các bản sao dữ liệu tĩnh từ máy chủ gốc đến người dùng ở vị trí gần nhất. Các máy chủ trong hệ thống CDN được gọi là các PoP. Mỗi PoP chứa một bản sao dữ liệu và khi có yêu cầu truy xuất gửi đến, các PoP sẽ định vị vị trí của người dùng, sau đó phản hồi lại từ PoP vị trí gần với người dùng đó nhất. Với cách hoạt động này, dù người dùng ở bất kì đâu, nơi đó có xa máy chủ gốc bao nhiêu đi nữa, thì người dùng vẫn có thể truy cập vào mạng một cách nhanh chóng.

  1. Google chạy đua với Amazon, Microsoft về hệ thống CDN

CDN không phải là một công nghệ mới mẻ khi rất nhiều doanh nghiệp sở hữu website lớn hầu như đều biết CDN là gì. Với tốc độ phát triển chóng mặt của thương mại điện tử như hiện nay, việc cung cấp dịch vụ CDN cho các doanh nghiệp, các nhà phát triển nội dung và ứng dụng được xem là nguồn thu lợi khổng lồ. Do đó, các công ty phát triển và kinh doanh điện toán đám mây đầu tư vào xây dựng hệ thống CDN, và Google cũng không ngoại lệ.
Cạnh tranh với CloudFront của Amazon, Google phát triển hệ thống Cloud CDN. Hệ thống này sử dụng các máy chủ của Google trên toàn cầu. Mục đích nhằm giúp các nhà phát triển nội dung, website và ứng dụng có thể đưa những sản phẩm của họ tới khách hàng ở những nơi có khoảng cách xa về địa lý một cách nhanh nhất, thông qua việc truy cập từ những máy chủ của Google ở gần đó.

  1. Lợi ích nổi bật của CDN là gì?

CDN mang lại cho các nhà cung cấp nguồn lợi khổng lồ nhờ những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Lợi ích của CDN là gì?
                                                           Lợi ích của CDN là gì?
  • CDN được xem là một giải pháp tối ưu nhất để tăng tốc website. Hệ thống PoP của CDN giúp giảm tải cho máy chủ gốc, nhờ đó máy chủ gốc có thể hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn, không còn tình trạng quá tại. Nhờ đó giảm được thời gian phản hồi của máy chủ, làm tăng tốc độ truy cập cho website.
  • Cùng với cơ chế xác định vị trí máy chủ gần người dùng nhất giúp cho việc truyền tải dữ liệu nhanh hơn, nhờ đó tốc độ truy cập vào website cũng nhanh hơn dù ở bất kỳ nơi đâu. Đây là một lợi thế cho website để cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên các trang công cụ tìm kiếm lớn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tăng sự hài lòng của khách hàng khi truy cập website, giúp website tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn cũng như tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, CDN còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra cho việc nâng cấp hệ thống máy chủ hiện tại, nhờ đó doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư vào hoạt kinh doanh.
  • Bên cạnh đó, CDN còn giúp tiết kiệm được chi phí băng thông đáng kể. Tăng khả năng bảo mật cho website và người dùng với tính năng ẩn IP thực, giúp website và người dùng tránh được các cuộc tấn công Ddos từ hacker.

CDN là gì? Trong tương lai gần chắc hẳn câu hỏi này sẽ không còn xa lạ và ngày càng được nhiều người quan tâm hơn nữa khi mà giờ đây hàng loạt các công ty lớn như  Amazon, Microsoft hay cả Google đều đầu tư phát triển công nghệ này. CDN không chỉ là nguồn thu lợi cho các nhà phát triển mà còn là giải pháp hỗ trợ website hiệu quả với nhiều lợi ích vượt trội.